//thegioisua247.com/files/images/blog/blog2.png

Các mẹ cần trang bị thêm kiến thức về dinh dưỡng cho bé sau thời kì thực đơn duy nhất của bé là sữa mẹ

Các mẹ cần trang bị thêm kiến thức về dinh dưỡng cho bé sau thời kì thực đơn duy nhất của bé là sữa mẹ
 
    Theo thời tiết
 
    Bé sở hữu hệ miễn dịch khoẻ, sức đề kháng tốt là “màn bảo vệ” giúp bé đối phó mới mọi bệnh tật. Mẹ có bao giờ thắc mắc, làm thế nào để tăng đề kháng cho bé, để hệ miễn dịch của bé luôn luôn khoẻ mạnh? Thời tiết thay đổi kích thích sự phát triển các loại vi khuẩn có thể tấn công bé yêu. Nếu bé không được mẹ chăm sóc cẩn thận, bé sẽ rất dễ bị ốm. Mẹ cần phải có kế hoạch, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé những lúc chuyển mùa là việc làm vô cùng cần thiết. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh: các tế bào miễn dịch đều nằm dọc hệ tiêu hoá, và ảnh hưởng hơn 70% khả năng miễn dịch của toàn bộ cơ thể. Vì vậy, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho bé uống đủ nước mỗi ngày, nhất là ưu tiên các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể như kẽm, selen, vitamin C,B…
 
    Theo độ tuổi
 
    Dạ dày và hệ tiêu hoá của bé yêu phát triển dần theo độ tuổi, bé chưa thể ăn được nhiều loại thức ăn. Những năm đầu đời, chế độ dinh dưỡng cho bé yêu sẽ trải qua theo từng giai đoạn khác nhau mẹ cần lưu ý: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo các hướng dẫn thực đơn để biết nên cho bé ăn gì, khối lượng thức ăn cần thu nạp trong ngày là bao nhiêu. Nếu bé ăn ít hơn hoặc nhiều hơn so với chỉ định, mẹ cũng đừng lo lắng nhé, vì các thông tin hướng dẫn cũng chỉ là để tham khảo.
 
Nhóm thực phẩm cần thiết trong dinh dưỡng cho bé
 
    Trong giai đoạn bé từ 12 tháng tuổi đến khoảng 3 tuổi, não bộ của bé tăng trưởng rất nhanh, tang gấp 3 lần kích thước lúc mới sinh. Mẹ cần lên kế hoạch cho bé chế độ dinh dưỡng tốt, cung cấp đầy đủ tất cả các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp não bộ của bé phát triển toàn diện qua giai đoạn này. Trẻ cần đủ năng lượng từ chất béo, protein để não cũng như các cơ quan khác phát triển. Một chế độ ăn hỗn hợp bao gồm thịt nạc, dầu cá, thịt gà, trái cây, rau quả, sữa, ngũ cốc…. đảm bảo sự cân bằng cần thiết, là cách tốt nhất để bảo đảm được nguồn dinh dưỡng cho con cần.
 
Những thức ăn cần tránh cho trẻ
 
    Ngoài sữa ra, thực đơn sẽ dần dần được mẹ bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bé yêu càng ngày càng phong phú hơn. Bé có thể ăn nhiều hơn các loại thực phẩm khác nhau, song mẹ cần tỉnh táo để phân biệt, có một loại thực phẩm cần tránh, phải phù hợp với từng giai đoạn độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, rồi mới cho con sử dụng. Ví như không cần thêm muối nhiều vào thức ăn của trẻ, uống sữa bò tươi nhiều tăng cảm giác đầy bụng ở trẻ do có hàm lượng protein lớn, sử dụng các loại hạt trong món ăn dễ tiềm tàng nguy cơ gây nghẹt thở đối với con.
 
Nguồn: dinh dưỡng cho bé